Thay cho bụi phấn với bảng đen, thế hệ học sinh và giáo viên ở Nhật sẽ được tiếp cận với công nghệ số ngay trong mỗi buổi lên lớp với bảng điện tử PX-Duo-50.
" alt=""/>Hitachi mang bảng điện tử vào trường họcBác sĩ Nguyễn Quốc Khang, Trưởng tua trực, Khoa Phẫu thuật Gây mê Hồi sức cho biết, anh và đồng nghiệp không có khái niệm ngày và đêm, ngày thường hay cuối tuần. Tuy nhiên, vào những ngày cuối tuần, bệnh nhân từ tuyến dưới chuyển lên càng nhiều, áp lực của khoa sẽ càng cao.
“Cứ nhịp nhàng hết ca sáng rồi đến ca tối, hết ngày thường sẽ đến ngày nghỉ, công việc của mọi người đều như vậy. Chúng tôi đã quen với nhịp độ công việc này. Chỉ cần nhìn thấy bệnh nhân được kịp thời xử lý, mổ thành công, chuyển về hậu phẫu, ổn định về khoa và xuất viện là mọi người đều vui”, bác sĩ Khang chia sẻ.
Trong khi đó, điều dưỡng Lê Ngọc Mỹ Liên cho biết, chị đã trải qua 22 năm làm việc tại Khoa Phẫu thuật Gây mê Hồi sức. Mọi người luôn làm việc hết sức mình do áp lực khá lớn.
"Chúng tôi làm việc cật lực, nhưng rất nhiều đồng nghiệp đã dành trọn thanh xuân và tuổi trẻ cho nơi này", chị cười rồi vội vàng vào vị trí làm việc. "Nghe nói còn mấy ca nặng nữa đang được chuyển lên…”.
Theo bác sĩ Khang, mỗi ca phẫu thuật có thời gian thực hiện khác nhau. Ca mổ lâu nhất có thể kéo dài từ 8-10 tiếng, có các bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp, thường gặp ở trường hợp phẫu thuật cho bệnh nhân giao thông bị đa chấn thương, hay nạn nhân bị đứt lìa chi cần nối liền vì tai nạn lao động...
Ngày 10/10, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, trong 3 ngày cuối tuần có 159 trường hợp đã được phẫu thuật cấp cứu, tại Khoa Phẫu thuật Gây mê Hồi sức. Trong khi đó, số bệnh nhân được chuyển đến cấp cứu thường dao động trong khoảng 300-350 ca vào ngày thường và 400 ca trong ngày nghỉ hoặc cuối tuần. Vì là bệnh viện tuyến cuối, bệnh nhân đến đây hầu hết là nặng, rất nặng hoặc nguy kịch, kéo theo áp lực nặng nề với y bác sĩ.
Để độc giả hiểu rõ hơn về quyết định triển khai thống nhất toàn quốc các nền tảng công nghệ bắt buộc dùng chung lần đầu tiên được Chính phủ đưa ra, ICTnews đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Trường Nam, Phó Cục trưởng Cục CNTT, Bộ Y tế, đồng thời là Phó Giám đốc Trung tâm công nghệ phòng chống dịch Covid-19 quốc gia:
Tham gia công tác chống dịch từ những ngày đầu, ông đánh giá thế nào về quyết định triển khai thống nhất các nền tảng bắt buộc dùng chung?
Tôi cho rằng quyết định của Chính phủ về việc triển khai thống nhất các nền tảng công nghệ bắt buộc dùng chung trong phòng, chống dịch trên toàn quốc là hết sức kịp thời và đúng đắn.
![]() |
Công nghệ đã và đang hỗ trợ hữu hiệu trong phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam. |
Như chúng ta biết, đợt bùng phát lần thứ 4 của dịch Covid-19 chưa có dấu hiệu thuyên giảm, hàng ngày số ca mắc vẫn cao. Việc triển khai ứng dụng CNTT trong phòng chống dịch Covid-19 của các nước trên thế giới đã cho thấy đem lại những hiệu quả và thành công tích cực, điển hình như ở Singapore, Ấn Độ... Vì thế, cần tiếp tục tăng cường và đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng CNTT trong phòng chống dịch Covid-19, đặc biệt là thời điểm hiện nay.
Vì sao đến giờ chúng ta mới quyết định cần có các nền tảng công nghệ bắt buộc dùng chung toàn quốc, thưa ông?
Tại Việt Nam, việc ứng dụng CNTT trong phòng chống dịch Covid-19 đã được triển khai từ giai đoạn đầu bùng phát dịch và góp phần đem lại chiến thắng tại các lần bùng phát dịch 1, 2 và 3. Đến nay, đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4 với biến chủng Delta có tốc độ lây lan nhanh chóng gây nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh.
Trước tình hình đó, ứng dụng CNTT trong phòng chống dịch Covid-19 cũng phải thay đổi để đem lại hiệu quả cao hơn. Trước đây, mỗi ứng dụng đảm nhiệm một vai trò riêng, cụ thể trong phòng chống dịch, một số địa phương còn triển khai các ứng dụng riêng, dữ liệu chưa được liên thông, liên kết dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý và khai thác dữ liệu phục vụ phòng chống dịch.
Bên cạnh đó, việc vừa triển khai gấp rút các ứng dụng phòng chống dịch trong thời gian ngắn và áp dụng trên quy mô toàn quốc sẽ không tránh khỏi một số lỗi, trục trặc trong quá trình sử dụng.
Để giải quyết vấn đề trên, cần thiết phải triển khai thống nhất các nền tảng công nghệ bắt buộc dùng chung trên toàn quốc nhằm tăng tính hiệu quả hơn trong phòng chống dịch và Nghị quyết 78 ngày 20/7 về phiên họp chuyên đề phòng chống Covid-19, Chính phủ đã giao Bộ trưởng Bộ TT&TT thực hiện nhiệm vụ này.
Ngày 24/7, Bộ TT&TT đã có công văn 2790/BTTTT-THH về triển khai thống nhất các nền tảng công nghệ bắt buộc dùng chung trong phòng, chống dịch trên toàn quốc gửi các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đề nghị triển khai nhanh, hiệu quả 3 nền tảng chính gồm: "Nền tảng khai báo y tế điện tử và quản lý thông tin người ra vào địa điểm công cộng bằng mã vuông QR Code"; "Nền tảng hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm theo hình thức điện tử trực tuyến"; "Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19".
![]() |
Phó Cục trưởng Cục CNTT, Bộ Y tế Nguyễn Trường Nam (người phát biểu từ đầu cầu Vĩnh Long trong ảnh) đang trực tiếp vào hỗ trợ 13 tỉnh miền Tây triển khai các nền tảng. |
Ông có thể cho biết tại sao các chuyên gia 2 ngành Y tế và ngành TT&TT lại chọn 3 nền tảng kể trên để dùng chung thống nhất toàn quốc?
Để dùng chung thống nhất toàn quốc, các nền tảng phải đáp ứng yếu tố tác động tới từng người dân, tới từng địa phương và kết nối, liên thông dữ liệu được với các ứng dụng khác trong phòng chống dịch Covid-19. Và 3 nền tảng: “Nền tảng khai báo y tế điện tử và quản lý thông tin người ra vào địa điểm công cộng bằng mã vuông QR Code”, “Nền tảng hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm theo hình thức điện tử trực tuyến” và “Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19” đã đáp ứng yêu cầu trên.
Vậy muốn triển khai nhanh, hiệu quả các nền tảng công nghệ bắt buộc dùng chung này, theo ông các địa phương cần lưu ý gì?
Để triển khai nhanh và hiệu quả các nền tảng công nghệ bắt buộc dùng chung này, các địa phương phải quán triệt các cấp cơ sở trên địa bàn nghiêm túc thực hiện đồng bộ, đầy đủ và đúng theo hướng dẫn của Bộ TT&TT, Bộ Y tế trong công tác phòng chống dịch. Nếu triển khai không nghiêm túc, không đúng thì dữ liệu sẽ không đầy đủ, không đảm bảo tính chính xác, dẫn đến hiệu quả không cao.
Cảm ơn ông!
Vân Anh (Thực hiện)
Bộ TT&TT vừa đề nghị các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy/ Thành ủy và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo triển khai nhanh, hiệu quả 3 nền tảng công nghệ bắt buộc dùng chung toàn quốc trong phòng chống dịch Covid-19.
" alt=""/>Áp dụng thống nhất toàn quốc các nền tảng công nghệ bắt buộc dùng chung là cần thiếtBS Minh thăm khám cho bệnh nhân trước khi thực hiên phẫu thuật
Đưa con đến bệnh viện phụ sản kiểm tra, gia đình chết lặng khi bác sĩ thông báo Huyền có buồng trứng nhưng không có âm đạo, tử cung đã teo nhỏ, âm vật phát triển như dương vật. Rời cổng bệnh viện, suốt nhiều năm qua, Huyền luôn tự hỏi “tôi là nam hay nữ?”, những ý nghĩ quẩn quanh khiến cô gái trẻ tuyệt vọng vô cùng.
Gần đây, Huyền tình cờ đọc bài báo về bệnh nhân dị tật không âm đạo được tạo hình lại, nên đến Bệnh viện E để thăm khám.
ThS.BS Nguyễn Đình Minh, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và hàm mặt cho biết, bệnh nhân Huyền mắc chứng nữ lưỡng giới giả nam hay còn gọi là hội chứng tăng sản thượng thận bẩm sinh.
Kết quả xét nghiệm nội tiết sinh sản, nhiễm sắc thể đồ cho thấy, bệnh nhân mang nhiễm sắc thể XX (nữ), buồng trứng phát triển bình thường nhưng tử cung teo nhỏ, không có âm đạo và âm hộ, môi bé và môi lớn dính vào nhau, hình dáng nhăn nheo giống bìu của nam nhưng bên trong không có tinh hoàn. Phần âm vật phát triển như dương vật, lỗ niệu đạo nằm ở gốc dương vật.
Ngoài ra, niệu đạo và âm đạo thông nhau đổ vào một xoang ở gốc âm vật (dễ nhầm với tật lỗ đái thấp của trẻ trai).
BS Minh cho biết, đây là ca phẫu thuật phức tạp nên phải chia 3 thì mổ với tổng thời gian hơn 7 giờ. Trong đó ekip thứ nhất đảm trách tạo hình nâng ngực, chọn nâng qua đường chân ngực nhằm giảm thiểu sẹo, giảm nguy cơ lộ túi sau nâng.
Ekip thứ 2 tạo hình âm vật. Các bác sĩ cắt bỏ vật hang ở thân bộ phận sinh dục có hình thù giống dương vật, giữ lại vạt cảm giác gồm mạch máu và dây thần kinh để vừa tạo hình âm vật vừa giữ nguyên cảm giác sau này.
Do đây là trường hợp bệnh nhân không có âm hộ nhưng tầng sinh môn hẹp nên kíp tạo hình âm đạo đã phối hợp cùng chuyên gia phẫu thuật tiêu hoá là PGS.TS Đỗ Trường Sơn, Trưởng khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện E để tạo hình âm đạo phía trước trực tràng và phía sau của niệu quản bàng quang.
Khoang âm đạo được lót bằng chính lớp da niêm mạc của dương vật bị lấy bỏ trước đó, giúp đảm bảo yếu tố sinh lý, thành âm đạo sau tạo hình mềm mại, đàn hồi và bôi trơn tốt khi quan hệ tình dục.
Ekip phẫu thuật cho bệnh nhân Huyền
“Ca tạo hình âm đạo lần này khó hơn rất nhiều so với tạo hình âm đạo trước đây. Bởi phần âm hộ và tiền đình của bệnh nhân không rõ ràng. Ngoài ra, khung chậu của bệnh nhân hẹp nên việc mở khoang âm đạo khó hơn”, BS Minh chia sẻ.
Sau khi phẫu thuật, Huyền vẫn có thể có con nhưng không thể mang thai tự nhiên, chỉ có thể lấy trứng thụ tinh ống nghiệm và nhờ mang thai hộ.
Theo BS Minh, tăng sản thượng thận bẩm sinh (CAH) là một bệnh lý gia đình có yếu tố di truyền do rối loạn tổng hợp hocmon vỏ thượng thận.
Từ thiếu hụt, vỏ thượng thận bị kích thích, tăng sinh các chất trung gian, trong đó có androgen gây nam hoá với trẻ gái và và dậy thì sớm ở cả trai và gái khi mới 4-5 tuổi, thậm chí có thể ngừng lớn hoàn toàn khi mới 8-10 tuổi, nên chiều cao của rất nhiều bệnh nhân mắc CAH không quá 1,45 m.
Trẻ càng lớn, càng nam hoá dần toàn cơ thể, đặc biệt bộ phận sinh dục ngoài. Để can thiệp phẫu thuật, bệnh nhân cần phát triển toàn diện đến tuổi trưởng thành để xác định rõ giới tính, nguyện vọng để phẫu thuật tạo hình bộ phận sinh dục bộ phận.
Trên thực tế, có một số trường hợp mang nhiễm sắc thể XY (nam), nhưng cơ thể biểu lộ ra ngoài vẫn là nữ nên quyết định phẫu thuật tạo hình bộ phận sinh dục là nữ.
BS Minh khuyến cáo, khi cha mẹ nhận thấy những dấu hiệu bất thường tại bộ phận sinh dục của con ngay từ khi sinh ra, cần đưa đến các bệnh viện có chuyên khoa phẫu thuật niệu Nhi để được khám, tư vấn điều trị kịp thời.
Để tạo hình âm đạo bệnh nhân cần qua tuổi 18 khi đã ổn định về hình dáng và tâm lý. Chi phí để thực hiện các xét nghiệm, phẫu thuật không quá tốn kém.
Thúy Hạnh
Sinh ra và lớn lên xinh xắn như một thiếu nữ nhưng qua tuổi dậy thì, Hoa vẫn chưa có kinh nguyệt, ngực phẳng lì.
" alt=""/>Thiếu nữ Thanh Hoá mặc cảm vì có bộ phận sinh dục giống nam